Chi tiết bài viết

Các nước đã từng cấm rượu như thế nào?

Các nước đã từng cấm rượu như thế nào? Trên phạm vi toàn thế giới, Lệnh cấm rượu triệt để nhất thuộc về Lệnh cấm rượu ở điều 18 của Hiến pháp sửa đổi có hiệu lực từ ngày 17-1-1920 của Mỹ. Điều luật này quy định, nghiêm cấm sản xuất, bán hoặc vận chuyển các loại rượu gây say dạng đồ uống tại Hợp chúng quốc và các vùng lãnh thổ trực thuộc; nghiêm cấm vận chuyển loại rượu này vào hoặc ra khỏi Hợp chúng quốc và các vùng lãnh thổ trực thuộc.

 photo 130813-camruou_zps53469f9a.jpg

Ảnh Internet

美国:曾实施最彻底禁酒令

Mỹ: Đã từng thực hiện triệt để Lệnh cấm rượu

在世界范围内,最彻底的禁酒令当属美国于1920年1月17日生效的宪法第18修正案——禁酒令。该法案规定,禁止在合众国及其管辖下的一切领土内酿造、出售或运送作为饮料的致醉酒类;禁止此类酒类输入或输出合众国及其管辖下的一切领土。

Trên phạm vi toàn thế giới, Lệnh cấm rượu triệt để nhất thuộc về Lệnh cấm rượu ở điều 18 của Hiến pháp sửa đổi có hiệu lực từ ngày 17-1-1920 của Mỹ. Điều luật này quy định, nghiêm cấm sản xuất, bán hoặc vận chuyển các loại rượu gây say dạng đồ uống tại Hợp chúng quốc và các vùng lãnh thổ trực thuộc; nghiêm cấm vận chuyển loại rượu này vào hoặc ra khỏi Hợp chúng quốc và các vùng lãnh thổ trực thuộc.

美国在1905年有三个州举起了禁酒大旗,1912年增加到九个州,到了1916年已有26个州加入。于是,在1919年通过宪法第18修正案已是大势所趋了。

Năm 1905, có ba bang của Mỹ đã treo cờ cấm rượu, năm 1912 đã tăng lên thành 9 bang, đến năm 1916 đã có 26 bang gia nhập. Thế nên, năm 1919 thông qua sửa đổi điều 18 Hiến pháp đã trở thành một xu hướng chung.

事与愿违的是,美国为这次禁酒令的实施付出了巨大代价,至今仍未完全恢复。首先,这项法案被认为是严重侵害了公民的自由;然后,禁酒令使得美国 黑帮兴起,走私泛滥,美国黑帮至此开始登上历史舞台;再次,导致民间私自酿酒质量低下,很多人因此健康受损,甚至丧命;最后,美国政府因此损失了每年超过 5亿美元的税收。

Nhưng ngược lại với những gì mong muốn, nước Mỹ đã phải trả một cái giá rất lớn cho việc thực hiện Lệnh cấm rượu, cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn phục hồi. Trước tiên, điều luật này bị cho là đã xâm hại nghiêm trọng đến sự tự do dân chủ; sau đó, Lệnh cấm rượu đã khiến cho các băng đảng xã hội đen ở Mỹ được dịp trỗi dậy, buôn lậu tràn lan, xã hội đen của Mỹ bắt đầu bước lên vũ đài lịch sử; tiếp đó, dẫn đến chất lượng sản xuất rượu lậu suy giảm, rất nhiều người vì thế mà bị tổn hại đến sức khỏe, thậm chí mất mạng; cuối cùng, Chính phủ Mỹ cũng vì thế mà tổn thất thu thuế mỗi năm trên 500 triệu USD.

这项法案在批评声和美国大萧条到来之际,被罗斯福总统中止。1933美国宪法第21修正案出台,废止了第18修正案。这一时期的禁酒令对美国影响深远,那时因势而起的美国黑帮开始转做毒品生意,至今仍无法消除。重新开张的美国酒厂再也无法与欧洲竞争,沦为劣等品。

Điều luật này đã nhân dịp cuộc đại khủng hoảng của Mỹ để đưa ra những lời chỉ trích và được Tổng thống Roosevelt bãi bỏ. Năm 1933, điều luật 21 sửa đổi của Hiến pháp Mỹ ra đời, bãi bỏ điều luật 18 sửa đổi. Lệnh cấm rượu trong giai đoạn này đã gây ảnh hưởng sâu rộng đối với nước Mỹ, lúc đó, các băng đảng xã hội đen của Mỹ thừa thế nổi lên bắt đầu chuyển sang buôn bán ma túy, cho đến nay vẫn chưa thể loại bỏ. Nhà máy rượu của Mỹ khai trưởng trở lại cũng không thể cạnh tranh với châu Âu, nên trở thành thứ hàng kém chất lượng hơn.

日本:因缺米被迫实施禁酒令

Nhật Bản: Vì thiếu gạo nên bắt buộc thực hiện Lệnh cấm rượu

日本造酒史最早可追寻到公元前300年,从中国传来稻米种植以后,日本酿酒才成为可能。据日本地方史料记载,清酒首次出现是在公元400年左右,从中国传来的造酒技术经过改良而成。

Lịch sử nấu rượu sớm nhất của Nhật Bản là từ năm 300 trước Công nguyên, sau khi việc trồng lúa được truyền đến từ Trung Quốc, việc nấu rượu của Nhật Bản mới có thể thực hiện. Theo các ghi chép trong tài liệu lịch sử địa phương của Nhật, thứ rượu trắng lần đầu tiên xuất hiện vào khoảng năm 400 bằng sự cải tiến kỹ thuật nấu rượu được truyền từ Trung Quốc.

随着日本遣唐使的往返,隋唐文化深入到日本文化之中。那个时候的日本将酿酒作为政府的专利,只有宫廷、庙宇和神社才有资格酿酒。随着幕府上台, 禁酒令随即颁布。一直到江户时代(17世纪),禁酒令才全面放开,日本酿酒在民间全面发展起来,据幕府统计,在1698年日本民间酒户多达27251户。

Với sự qua lại của các phái viên Nhật Bản, văn hóa Tùy Đường đã xâm nhập vào văn hóa Nhật Bản. Nhật Bản thời đó coi nấu rượu là bản quyền của triều đình, chỉ có cung đình, đền, miếu mới có tư cách nấu rượu. Với sự lên ngôi của Shogun, lệnh cấm rượu lập tức được ban bố. Cho đến tận triều đại Edo (thế kỷ 17), Lệnh cấm rượu mới được bãi bỏ toàn diện, việc nấu rượu ở Nhật được phát triển toàn diện trong dân gian, theo thống kê của Shogun, năm 1698, trong dân Nhật có tới 27251 hộ nấu rượu.

在明治维新后,日本将酿酒权利又收回国有,以增加国家收入。在二战期间,日本国内一直处于缺米状态,但是,代表日本精神的清酒却必须要源源不断 地送往前线。政府为了用更少的米酿出更多的酒,将清酒中加入酒精,导致清酒品质下降。到1945年战败前后,连加入酒精的清酒也因为缺米造不出来了,于是 全面禁酒令开始实施,一直到1949年才恢复正常。

Sau sự đổi mới của Minh Trị, quyền nấu rượu của Nhật lại thuộc về triều đình, để tăng thu nhập cho đất nước. Trong thời gian thế chiến thứ hai, nước Nhật luôn ở vào tình trạng thiếu gạo, nhưng, thứ rượu trắng đại diện cho tinh thần Nhật Bản lại phải không ngừng đưa ra tiền tuyến. Để dùng thật ít gạo mà vẫn nấu dược nhiều rượu, Chính phủ đã cho thêm cồn vào rượu trắng, dẫn đến giảm chất lượng rượu trắng. Trước và sau khi thất bại ở cuộc chiến vào năm 1945, đến rượu trắng pha cồn cũng không có vì thiếu gạo, thế nên, Lệnh cấm rượu trên toàn quốc lại bắt đầu thực hiện, cho đến năm 1949 mới phục hồi.

俄罗斯:禁止国外酒类广告

Nga: Cấm quảng cáo rượu nước ngoài

俄罗斯这个国家一直与酒为伍,但在不同的历史时期也经常会出台一些禁酒令。俄国彼得大帝时期明令禁酒,违者处以监禁或是高额罚款,但收效甚微。 前苏联戈尔巴乔夫时期,曾下决心禁酒,其结果和1920年美国禁酒的失败如出一辙,戈尔巴乔夫也因此尽失民心。1995年,俄罗斯政府再次下决心禁酒,要 求在公共场所禁止销售伏特加等烈性酒,并不准在电视上做广告,其结果竟然使得啤酒销量大增。

Nước Nga luôn đi cùng với rượu, nhưng vào những thời kỳ lịch sử khác nhau cũng thường xuất hiện một số Lệnh cấm rượu. Lệnh cấm rượu ở thời kỳ Peter Đại đế của Nga, người vi phạm sẽ bị giam hoặc bị phạt với số tiền lớn, nhưng hiệu quả rất thấp. Vào thời kỳ Gorbachev của Liên Xô cũ đã từng hạ quyết tâm cấm rượu, kết quả là lại một lần thất bại giống như việc cấm rượu của Mỹ năm 1920, Gorbachev cũng vì thế mà bị mất điểm trước người dân. Năm 1995, Chính phủ Nga một lần nữa hạ quyết tâm cấm rượu, yêu cầu cấm bán các loại rượu mạnh như Vodka ở những nơi công cộng, và không được quảng cáo trên TV, kết quả lại khiến cho lượng tiêu thụ bia tăng lên.

目前,俄罗斯禁止国外酒类的广告,并将戒酒的公益性宣传广泛传播,尤其是总统普京不饮酒的形象,为俄罗斯禁酒事业做出了巨大贡献——普京常说的一句话就是“多生孩子少喝酒”。

Hiện nay, Nga cấm quảng cáo các loại rượu nước ngoài, và tuyên truyền rộng rãi lợi ích của việc cai rượu, nhất là hình tượng Tổng thống Putin không uống rượu, để góp phần to lớn cho sự nghiệp cấm rượu của Nga – Có một câu mà Tổng thống Putin thường nói: “Hãy sinh nhiều con và ít uống rượu”.

你知道吗

Bạn có biết không?

欧洲禁酒令大多与足球有关

Lệnh cấm rượu ở châu Âu phần lớn có liên quan đến bóng đá

现阶段,欧洲各国的禁酒令大多与足球有关。在2012年欧洲杯中,波兰总统就曾特别签署了新的集体活动安全法,同意在人群聚集场合销售酒精含量 不超过3.5%的饮料,使得球迷们可以在观看球赛之时有啤酒喝。但是,俄罗斯在自己球队预选赛之时,却在莫斯科下达了一项特别的禁酒令——禁售瓶装酒,担 心球迷会因为“伤心”或“高兴”导致饮酒失控,防止酒瓶伤人。

Trong giai đoạn hiện nay, Lệnh cấm rượu của các nước châu Âu phần lớn có liên quan đến bóng đá. Trong Cúp châu Âu năm 2012, Tổng thống Ba Lan từng ký một Luật an toàn hoạt động tập thể mới, đồng ý cho bán đồ uống có hàm lượng cồn không quá 3,5% ở những nơi đông người, khiến cho những fan bóng đã có thể được uống bia trong lúc theo dõi trận đấu. Nhưng, khi đội bóng của mình thi đấu vòng loại, Nga lại ra một Lệnh cấm rượu đặc biệt ở Moscow – Cấm bán rượu đóng chai, vì lo lắng các cổ động viên do “Quá buồn” hoặc “Quá vui” dẫn đến uống rượu và mất kiểm soát, đồng thời ngăn ngừa việc bị thương do các chai rượu.

与此相同,2008年在罗马举办的欧冠赛中,东道主罗马队对阵远道而来的英国曼联队。意大利和英国足球流氓早已臭名昭著,为防患未然,罗马当局宣布比赛当天全城禁酒,所有的商店同餐馆被禁止以任何的方式销售酒精饮料。

Cũng giống như vậy, trong giải Euro tổ chức tại Italia năm 2008, đội chủ nhà Roma phải chống chọi lại với đội Manchester từ Anh.  Các Hooligan bóng đá của Italia và Anh đã khét tiếng từ lâu, để phòng chống, nhà chức trách Roma đã ban hành cấm rượu trên toàn thành phố trong mùa giải đó, mọi cửa hàng và hàng ăn bị cấm bán đồ uống có cồn trong mọi hình thức.