Chi tiết bài viết

Xử lý khi trẻ bị bỏng

Xử lý khi trẻ bị bỏng Vết bỏng nông, diện tích nhỏ thì có thể chữa trị tại nhà, còn với bất kỳ một vị trí nào khác có vết bỏng sâu, bỏng ở mặt đều phải đưa đi bệnh viện. Nếu sau 1 tuần mà vết thương vẫn không khỏi hoặc cục bộ xuất hiện dấu vết nhiễm trùng, vết thương mưng đỏ, có mủ… cũng phải đưa đến bệnh viện....

Khi trẻ bị bỏng do quần áo bắt lửa:

-Đặt trẻ nằm xuống, hướng phần bị cháy lên trên, cố gắng không để tay hoặc quần áo của bạn tiếp xúc với vết thương.

-Có thể dập lửa bằng cách phun nước, hoặc dùng thảm, rèm cửa bằng vải dày đậy lên chỗ lửa đang cháy. Chú ý tránh dùng cách này để dập lửa ở phần đầu.

-Nếu trẻ đang ở gần thiết bị điện đang hoạt động thì không được phun nước lên người trẻ.

-Không dùng các sản phẩm dệt có chất ni-lông hoặc chất dễ cháy để dập lửa. Khi quần áo của trẻ đang cháy, không cho trẻ chạy ra ngoài vì khi gặp ô-xy, lửa sẽ bốc cháy mạnh hơn.

Khi trẻ bị ngạt thở:

-Đặt trẻ nằm ở nơi không khí thoáng rồi tiến hành hô hấp nhân tạo.

-Sau 3 lần hô hấp nhân tạo nếu thấy tim trẻ đập trở lại thì tiếp tục làm hô hấp 20 lần/phút đối với trẻ hoặc 30 lần/phút đối với trẻ sơ sinh cho đến khi trẻ tự thở được hoặc bác sĩ tới.

Khi trẻ bị bỏng nhẹ:

-Bị bỏng nhiệt, diện tích nhỏ trong vòng 2-3cm có thể làm da bị đỏ. Trước tiên có thể dùng nước lạnh xối vào chỗ bỏng để làm lạnh cục bộ cho đến khi bớt đau. Cách xử lý này có thể phòng chống được phỏng nước. Nếu vết bỏng không quá lớn có thể làm lạnh bằng đá.

-Nếu hình thành bọt nước, có thể dùng một miếng vải xô sạch che lên đó, chú ý không nên cọ vỡ bọc nước vì nó có thể bảo vệ bề mặt của vết thương phía dưới và lớp da non mới.

-Không nên bôi bất kỳ một loại thuốc cao hoặc thuốc nước nào lên phần da bị thương, càng không được bôi các loại dầu và thuốc mỡ.

-Bị bỏng nhẹ có thể chữa trị tại nhà, vị trí bỏng được kê càng cao thì càng đỡ đau vì lưu thông máu ít.

Khi trẻ bị bỏng nặng:

-Trước tiên cần cởi bỏ quần áo trên người trẻ, chú ý không để chạm vào da, an toàn nhất là dùng kéo cắt.

-Ngay lập tức làm lạnh cục bộ hoặc dùng khăn mặt ướt đắp lên vết thương, tuyệt đối không được lau để tránh ma-sát.

-Che vết thương bằng khăn tay hoặc vải xô sạch.

-Nếu thấy trẻ có biểu hiện bị choáng cần kịp thời đưa đi bệnh viện.

-Nếu thấy trẻ khát cần cho uống nước ngay.

Vết bỏng nông, diện tích nhỏ thì có thể chữa trị tại nhà, còn với bất kỳ một vị trí nào khác có vết bỏng sâu, bỏng ở mặt đều phải đưa đi bệnh viện. Nếu sau 1 tuần mà vết thương vẫn không khỏi hoặc cục bộ xuất hiện dấu vết nhiễm trùng, vết thương mưng đỏ, có mủ… cũng phải đưa đến bệnh viện. Trẻ em bị bỏng và mắc chứng bại huyết là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong. Chứng bại huyết thường phát sinh trong quá trình điều trị vết thương, nhưng chủ yếu phát sinh ở thời kỳ đầu hoặc trong vòng hai tuần đầu. Diện tích vết thương càng lớn, mức độ càng nặng thì nguy cơ mắc bệnh bại huyết càng cao. Trong quá trình chữa trị, nếu thấy trẻ sốt cao liên tục, mặt vết thương có dấu hiệu thối hoặc buồn nôn, bụng to, đi ngoài…thì nên cảnh giác với nguy cơ bị bại huyết.

Chăm sóc trẻ bị bỏng nên chú ý bổ sung dinh dưỡng, cho trẻ uống nhiều nước, nước quả, canh rau tươi, quả tươi, thịt, trứng để thúc đẩy vết thương chóng lành. Luôn giữ vết thương khô ráo và sạch sẽ để tránh nhiễm trùng.(LDTTg dịch)

Nguồn: PNVN số 33, ngày 15/3/2004

Thông tin cho các bạn thật sự cần học dịch văn bản tại đây!