Chi tiết bài viết

Những chú ý khi viết Thư xin việc

Những chú ý khi viết Thư xin việc Thư xin việc là loại thư mà người xin việc viết cho đơn vị tuyển dụng. Nó không khác nhiều so với các loại thư thông thường, nhưng nó vẫn có sự khác biệt với thư viết cho bạn bè, đương nhiên nó cũng khác với loại thư công văn của “Văn phòng”.

Một số từ vựng về đơn vị đo lường

Sổ tay tự học dịch tiếng Trung

Mẫu thư xin việc

Nguyên tắc chuẩn bị hồ sơ xin việc

Kỹ năng ghi chép

heartheartheartheartheart

 

求职信应当注意事项:

Những chú ý khi viết Thư xin việc

Ảnh Internet

求职信是求职者写给招聘单位的信函。它与普通的信函没有多少区别,但它与朋友的信函又有所 不同,当然也不同于"公事公办"的公文函。求职信所给的对象很难明确,也许是人事部一般职员,也许是经理,如果你对老板比较了解的话可以直接给老板。

Thư  xin việc là loại thư mà người xin việc viết cho đơn vị tuyển dụng. Nó không khác nhiều so với các loại thư thông thường, nhưng nó vẫn có sự khác biệt với thư viết cho bạn bè, đương nhiên nó cũng khác với loại thư công văn của “Văn phòng”. Đối tượng của Thư xin việc rất khó xác định, có thể là viên chức thông thường của Bộ phận nhân sự, có thể là Giám đốc, nếu bạn khá quen thuộc với ông chủ thì có thể trực tiếp gửi thư cho ông chủ.

当 然,如果你根本就不认识招聘公司的任何人,求职信最好写上"人事部负责人收"较妥。如果直接写人事部经理或"老总"收可能不妥,如果该信落到一般职员手中 的话,可能使得这些人不高兴。

Đương nhiên, nếu bạn không quen biết bất kỳ ai của Công ty tuyển dụng, thì trong Thư xin việc tốt nhất nên viết người nhận là “Người phụ trách Bộ phận nhân sự”. Nếu trực tiếp viết người nhận là Giám đốc Bộ phận nhân sự hoặc “Ổng chủ” cũng có thể không ổn, vì nếu bức thư lại rơi vào tay của nhân viên thông thường thì sẽ khiến cho những đối tượng này không vui.

求职信起到毛遂自荐的作用,好的求职信可以拉近求职者与人事主管(负责人)之间的距离,获得面试机会多一些。 求职信是自我表白,其目的和作用要是让人事主管看,因人事主管有太多的求职信函要看,因此要简明扼要。

Thư xin việc có tác dụng tự giới thiệu, một bức thư xin việc tốt có thể rút ngắn khoảng cách giữa người xin việc với chủ quản nhân sự (người phụ trách), sẽ có nhiều hơ cơ hội phỏng vấn. Thư xin việc là bản tự bạch, mục đích và tác dụng của nó là để người chủ quản nhân sự xem, vì chủ quản nhân sự có quá nhiều thư xin việc phải xem, do đó nên rõ ràng, mạch lạc.

过于关注工作职责 履历中最普遍的错误就是将履历变成一份枯燥乏味的职责责任清单。许多人甚至会用他们公司的工作守则作为改善履历的指南。创建一份履历是对上述剩余部分的删 节,你不该仅仅叙述必需的信息,还要说明你的每个公司的不同经历。要提供公司怎样因你的表现而大获其利的具体例子。当彰显自己的成就时,请问自己以下问 题:

Lỗi phổ biến nhất quá chú ý đến trách nhiệm trong Thư xin việc là biến bản Thư xin việc thành một bản danh sách trách nhiệm khô khan chán ngắt. Rất nhiều người thậm chí sẽ dùng đến cả quy tắc làm việc của Công ty họ để hướng dẫn chỉnh sửa Thư xin việc. Sáng tạo một bản Thư xin việc là loại bỏ những phần thừa nói trên, bạn không nên chỉ viết những thông tin cần thiết, mà còn phải nói rõ quá trình làm việc khác nhau ở mỗi Công ty. Phải cung cấp những ví dụ cụ thể để Công ty làm thế nào có được lợi ích lớn từ những biểu hiện của bạn. Khi thể hiện thành tựu của bản thân, hãy tự hỏi về những vấn đề dưới đây:

你是怎样比别人更好地完成工作的? 你或你的团体所面临的是怎样的问题或挑战?你是怎么样克服困难的?你努力的结果怎么样?公司怎样从你的表现中获利?

Bạn làm thế nào hoàn thành công việc tốt hơn người khác? Những vấn đề mà Bạn hoặc nhóm của bạn phải đối mặt là những vấn đề hoặc thách thức như thế nào?

你是否因为你的表现而受到奖励,赞誉或者晋升?

Có phải bạn được thưởng, được khen hoặc được thăng chức do những biểu hiện của bạn hay không?

目标叙述过于华丽或平常 许多候选人在履历的开始部分的目标叙述时就让人兴趣寡然。最糟糕的目标叙述一般是这样开始的:"一个具挑战性的职位不仅让我有机会为公司做贡献而且也给我 以成长和进步的机会。"这样的叙述早已用滥掉了,而且太过平常,浪费了宝贵的履历空间。如果你正在写履历,试试用小纸条来代替目标叙述,在小纸条上你可以 说说你的工作或你专长的领域。

Mục tiêu viết đơn quá hào nhoáng hoặc bình thường, rất nhiều ứng viên khi trình bày mục tiêu ở phần đầu của bản Thư xin việc đã khiến cho người đọc cảm thấy nhạt nhẽo.Trình bày mục tiêu dở nhất thường là bắt đầu bằng những câu như: “Một công việc mang tính thách thức không chỉ khiến tôi có được cơ hội cống hiến cho Công ty, mà còn mang lại cho tôi những cơ hội trưởng thành và tiến bộ.” Những bản trình bày như thế này đã bị xoa bỏ từ lâu và quá bình thường, lãng phí không gian Thư xin việc quý báu. Nếu bạn đang viết Thư xin việc, hãy thử  lấy một băng giấy trắng thay cho phần trình bày mục tiêu, trên băng giấy, bạn có thể nói lên những công việc hoặc lĩnh vực sở trường của bạn.

过短和过长 太多的人想把他们的经历压缩在一页纸上,因为他们曾经听说履历最好不要超过一页。当将履历格式化地缩到一页时,许多求职者就删除了他们给人深刻印象的成 就。反之亦然。就拿那些在履历上用几页纸漫谈不相干的或者冗长的经历的候选人来说,看的人很容易就会觉得无聊。所以,当你写履历时,试着问自己:"这些陈 述会让我得到面试的机会吗?"然后,仅仅保留那些会回答"是"的信息。

Quá ngắn hoặc quá dài. Rất nhiều người muốn rút gọn Thư xin việc của mình trong một trang giấy, vì họ từng nghe nói rằng Thư xin việc tốt nhất không nên dài quá một trang. Khi mẫu Thư xin việc được rút gọn lại trong một trang, rất nhiều ứng viên đã gạch bỏ những thành tựu để lại ấn tượng sâu sắc cho mọi người. Ngược lại, đối với những ứng viên trình bày một quá trình dài dòng hoặc những nội dung không liên quan dài đến vài trang giấy trong bản Thư xin việc làm cho người đọc dễ cảm thấy vô vị. Do đó, khi bạn viết Thư xin việc, hãy tử hỏi: “Những nội dung trình bày này có giúp tôi có cơ hội phỏng vấn hay không?”, sau đó, chỉ giữ lại những thông tin có câu trả lời là “Có”.

决定履历篇幅是否恰当的规则就是没有定则 决定其篇幅的因素包括有职业、企业、工作经历、教育和造诣程度等等。最重要的就是,履历中的每一个字都要能够推销该候选人。

Quyết định chiều dài bản Thư xin việc có theo quy tắc phù hợp nào không, không có quy tắc, nhân tố quyết định chiều dài đó bao gồm nghề nghiệp, doanh nghiệp, quá trình làm việc, trình độ giáo dục và thành tựu. Điều quan trọng nhất chính là, mỗi chữ trong Thư xin việc đều phải có thể “Marketing” cho ứng viên này.

人称代词和冠词的用法 履历是商业沟通的形式,它应该是简洁和被正式书写的。它不应该出现"我"的字样, 且尽量少用冠词。试看一例: 陈述:我已经开发了一种新的产品,它使销售额增加了200万,使部分销路总量增加了12%。 应该写成:新开发的产品使销售额增加了200万,使部分销路总量增加了12%。

Cách dùng đại từ nhân xưng và mạo từ trong Thư xin việc là một phương thức trao đổi trong thương mại, nên đơn giản và viết bằng ngôn ngữ văn bản chính thức.  Trong Thư xin việc không nên xuất hiện những chữ như “Tôi”, cố gắng ít dùng mạo từ. Hãy thử xem một ví dụ: Trình bày: Tôi đã phát triển được một loại sản phẩm mới, loại sản phẩm này đã tăng mức tiêu thụ thêm 2 triệu, khiến tổng lượng tiêu thụ của bộ phận tăng thêm 12%. Nên viết thành: Sản phẩm mới phát triển đã khiến cho mức tiêu thụ tăng thêm 2 triệu, giúp tổng lượng tiêu thụ của bộ phận tăm thêm 12%.

罗列私人信息或者不相干的信息 许多人会在履历中概括他们的兴趣,比如阅读,徒步旅行和滑雪等等。其实,这些只有在它们与目标工作有关联的时候才最好加入。例如,候选人申请的是一份滑雪教练的工作,那么他或她就应该提到其喜欢滑雪的兴趣。 履历中一般不应该提到一些私人信息,比如生日,婚姻状况,身高和体重等等。

Liệt kê thông tin cá nhân và những thông tin không liên quan. Rất nhiều người sẽ khái quát sở thích của họ trong Thư xin việc, ví dụ: đọc sách, du lịch đường dài và trượt tuyết…Thực ra, những sở thích này chỉ khi chúng có liên quan đến công việc mục tiêu thì đưa vào là tốt nhất. Ví dụ, ứng viên xin công việc huấn luyện viên môn trượt tuyết, vậy thì anh ta hoặc chị ta nên nhắc đến sở thích trượt tuyết. Trong Thư xin việc thông thường không nên nhắc đến thông tin cá nhân, ví dụ như ngày sinh, tình trạng hôn nhân, chiều cao, cân nặng… (LDTTg dịch)