Chi tiết bài viết

Kỹ năng phân tích

Kỹ năng phân tích Kỹ năng phân tích là hết sức cần thiết đối với cả phiên dịch lẫn biên dịch. Phiên dịch càng có khả năng phân tích thì càng ghi nhớ tốt và càng chuyển ngữ được một cách trôi chảy và dễ hiểu.

Hướng dẫn tự học chữ phồn thể

Kinh nghiệm học dịch

Dịch Trung – Việt cần chú ý những gì

Trẻ em với "Bệnh máy vi tính"

Mẫu sơ yếu lí lịch bằng tiếng Trung

Sổ tay tự học dịch tiếng Trung

yesyesyesyesyesyes

Ảnh Internet

Kỹ năng phân tích là hết sức cần thiết đối với cả phiên dịch lẫn biên dịch. Phiên dịch càng có khả năng phân tích thì càng ghi nhớ tốt và càng chuyển ngữ được một cách trôi chảy và dễ hiểu.

Phiên dịch cần biết phân tích những nội dung mà mình tiếp nhận từ tác giả trên cơ sở trả lời được các câu hỏi sau :

          - Tác giả muốn nói gì ? muốn chuyển tải điều gì đến người nghe ? Để trả lời được câu hỏi này, phiên dịch phải hiểu rõ tác giả là ai, đối tượng hướng tới của tác giả là ai, và phải đặt câu nói trong ngữ cảnh của nó. Cùng một câu nói có thể có những ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào quan hệ giữa tác giả và đối tượng tiếp nhận cũng như ngữ cảnh. Một ví dụ thường được trích dẫn là câu nói của vợ với chồng có tật hút thuốc : « Anh à, anh Nam bỏ thuốc lá rồi đấy ». Câu nói này không hẳn có mục đích truyền tải thông tin về việc anh Nam bỏ thuốc là, mà là để chuyển đến người chồng một thông điệp là « anh cũng phải như anh Nam đi ».

         - Chủ đề chung, lô-gích chung của toàn bộ bài nói của tác giả là gì ? Phiên dịch vừa nghe vừa phải biết « lắp đặt » từng câu nói của tác giả vào lô – gích chung. Điều đó cho phép phiên dịch cảnh giác với những câu nói không ăn nhập với lô-gích chung – từ đó chủ động kiểm tra lại xem mình nghe đã đúng chưa hoặc tác giả có nhầm lẫn không. Nếu tác giả đang nói về biến đổi khí hậu mà phiên dịch có lúc lại nghe thấy một vài câu về chăn nuôi gia súc, thì phiên dịch phải phân tích xem có mối liên hệ gì giữa câu nói đó với chủ đề hay không. Nếu không hề có sự liên hệ nào, thì chỉ có thể là tác giả nói nhầm hoặc phiên dịch nghe không rõ. Trong trường hợp này, phiên dịch phải không ngần ngại hỏi lại người nói chứ tuyệt nhiên không nên ngây ngô chuyển ngữ một cách « chung thủy » nội dung thông tin mà mình đã nghe thấy.

         - Các nội dung mà tác giả trình bày đã được sắp xếp theo đúng trật tự lô-gích hay chưa ? Có cần thiết phải sắp xếp lại trật tự khi dịch hay không ? Ví dụ : tác giả bắt đầu bằng một vài ví dụ để trên cơ sở đó đưa ra một nhận định, nhưng sau khi đưa ra nhận định rồi lại bổ sung thêm một vài ví dụ nữa. Trong trường hợp này, phiên dịch hoàn toàn có quyền tái cơ cấu lại trật tự của bài nói bằng cách đưa ra nhận định trước rồi nêu toàn bộ các ví dụ sau, hoặc ngược lại.

         - Tác giả có « nói thừa » không ? Thực tế có nhiều diễn giả nói đến đâu suy nghĩ đến đó, chứ không xác lập dàn ý trước khi nói. Kết quả là họ có thể lặp đi lặp lại cùng một ý, hoặc nói ra những nội dung không ăn nhập với kết cấu ý chung. Trong những trường hợp này, phiên dịch phải biết biên tập lại nội dung, bỏ bớt những ý trùng lắp hoặc ý thừa, bởi nếu cứ dịch một cách chung thủy những điều diễn giả nói thì có thể sẽ làm cho bài dịch rối rắm, khó hiểu.

Như vậy, quá trình nghe của phiên dịch là một quá trình đòi hỏi sự chủ động rất cao. Phiên dịch phải có nền tảng kiến thức sâu rộng mới có khả năng phân tích, đánh giá nội dung, gọt tỉa nội dung đó để chuyển tải đến người nghe một cách chính xác ý đồ của người nói.

Nguồn: NTC

LỚP LUYỆN DỊCH VĂN BẢN liên tục nhận học viên bạn nhé!