Chi tiết bài viết

Kỹ năng ghi nhớ của nghề dịch

Kỹ năng ghi nhớ của nghề dịch Một trong những kỹ năng cơ bản nhất của phiên dịch là kỹ năng ghi nhớ. Thông thường, khi dịch nối tiếp, người nói thường dừng lại sau một vài câu để phiên dịch chuyển ngữ. Tuy nhiên trong rất nhiều trường hợp, người nói có thể nói liền một mạch trong khoảng thời gian vài ba phút mới dừng lại. Nếu phiên dịch không ghi nhớ được thì sẽ rơi vào tình trạng « không có gì để dịch ».

Tài liệu tập viết chữ Hán

Hướng dẫn tự học chữ phồn thể

Lệ Giang cổ trấn – Kinh nghiệm và lịch trình – Phần 1

Lệ Giang cổ trấn – Kinh nghiệm và lịch trình – Phần 2

Sổ tay tự học dịch tiếng Trung

Phiên dịch văn phòng dịch những gì?

yesyesyesyesyesyes

Ảnh Internet

Một trong những kỹ năng cơ bản nhất của phiên dịch là kỹ năng ghi nhớ. Thông thường, khi dịch nối tiếp, người nói thường dừng lại sau một vài câu để phiên dịch chuyển ngữ. Tuy nhiên trong rất nhiều trường hợp, người nói có thể nói liền một mạch trong khoảng thời gian vài ba phút mới dừng lại. Nếu phiên dịch không ghi nhớ được thì sẽ rơi vào tình trạng « không có gì để dịch ».

Có ý kiến cho rằng khả năng ghi nhớ là một năng khiếu thiên bẩm và bất kỳ phiên dịch giỏi nào cũng phải là người có năng khiếu này. Tuy nhiên, trong thực tế, kỹ năng ghi nhớ hoàn toàn có thể xây dựng được thông qua rèn luyện và phải được thường xuyên trau dồi.

Quá trình ghi nhớ trong phiên dịch là một quá trình chủ động. Phiên  dịch không cần và không được tập trung vào việc nhớ từ, nhớ câu (người ta nói câu gì thì nhớ câu đó) bởi vì cốt lõi của hoạt động phiên dịch là chuyển ý chứ không phải là chuyển cái vỏ ngôn ngữ của ý. Phiên dịch cần phải tập trung lắng nghe, vừa nghe vừa phân tích để rút ra « ý muốn nói » của tác giả để ghi nhớ. Trong quá trình này, phiên dịch phải vận dụng những hiểu biết của mình để đón nhận thông tin một cách chủ động nhằm thiết lập một « dàn ý » nội dung sát với nội dung của người nói. Công việc tiếp theo là phát biểu nội dung đó ra bằng ngôn ngữ đến sao cho chuẩn xác.

Nguyên tắc « ghi nhớ nội dung » nêu trên chỉ có một vài trường hợp  ngoại lệ, trong đó tiêu biểu là trường hợp người nói chỉ nói để mà nói chứ không có nội dung, không nhằm chuyển tải bất kỳ thông tin nào. Một trường hợp khác thường được biết đến là khi người nói đặt trọng tâm vào hình thức ngôn ngữ chứ không đặt trọng tâm vào nội dung. Trong những trường hợp này, việc dịch nguyên bản « word by word » tỏ ra cần thiết và đòi hỏi phiên dịch phải nhớ được chính xác câu, từ của người nói.

Nguồn: NTC ( Trung tâm biên phiên dịch quốc gia)

 

LỚP LUYỆN DỊCH VĂN BẢN liên tục nhận học viên bạn nhé!