Chi tiết bài viết

Kinh nghiệm học ngữ pháp

Kinh nghiệm học ngữ pháp (LDTTg) Ngữ pháp - một trong những môn "Khoai nhất", "Củ chuối nhất" của quá trình học ngoại ngữ. Đôi khi tiếng Việt còn chả hiểu hết thì học tiếng nước ngoài thế nào đây? Cũng như khi người nước ngoài mới học tiếng Việt thôi, những câu đầu tiên bao giờ cũng đơn giản từ ngữ pháp, từ vựng đến ý nghĩa.

Những tố chất giúp bạn thành công trong nghề dịch

Phiên dịch viên làm việc ở đâu?

Loại hình phiên dịch và yêu cầu đối với phiên dịch viên

Hướng dẫn cách tự học chữ phồn thể

Kinh nghiệm học viết chữ Hán

Dịch Việt - Trung cần chú ý những gì?

------

Ảnh: Internet

(LDTTg) Ngữ pháp - một trong những môn "Khoai nhất", "Củ chuối nhất" của quá trình học ngoại ngữ.

Đôi khi tiếng Việt còn chả hiểu hết thì học tiếng nước ngoài thế nào đây?

Cũng như khi người nước ngoài mới học tiếng Việt thôi, những câu đầu tiên bao giờ cũng đơn giản từ ngữ pháp, từ vựng đến ý nghĩa.

Chúng ta học tiếng nước ngoài cũng thế thôi, học từ cái dễ đến cái khó. Những bài ngữ pháp đầu tiên là những mẫu câu phổ thông, được dùng nhiều và hay gặp trong khẩu ngữ.

- Học ngữ pháp, cần nhất là nắm vững cấu trúc câu, các thành phần cấu và vị trí các thành phần đó trong câu.

Các bạn truy cập website: www.tratuchuyennganh.com để học thêm từ mới và tra cứu các từ chuyên ngành nhé!

- Mỗi khi học một mẫu câu mới, hãy địch câu ví dụ từ tiếng Trung ra tiếng Việt, so sánh câu tiếng Trung với câu tiếng Việt, để tìm ra sự khác biệt về ngữ pháp của hai thứ tiếng, sau đó bạn có thể tự lấy một ví dụ nào đó mà mình thích nhất và dễ nhớ nhất

- Với mỗi mẫu câu mới, hãy kết hợp với việc học từ mới, đặt câu với những từ đã biết để tạo thành câu có ý nghĩa, đó chính là các bài tập.

- Đặt được câu mới nào, hãy viết lại câu đó 10 lần bằng tiếng Trung và tiếng Việt.

- Học ngữ pháp là phải tạo trong đầu một con đường mòn về kết cấu câu, phải cố gắng đạt đến mức độ: Nói ra câu nào là trong đầu hiện ngay lên sẽ dùng mẫu câu nào!

- Ngoài giờ học trên lớp ra, hãy tập tư duy bằng tiếng Trung, kết cấu câu nào đã biết thì nghĩ theo kết cấu đó.

------

ĐẶT MUA NGAY: SỔ TAY TỰ HỌC DỊCH TIẾNG TRUNG

-----

- Học ngữ pháp cũng như học từ mới, đôi khi có những kết cấu chỉ cần học một lần là nhớ ngay, có những kết cấu thì muốn tung cả đầu => hãy ghi lại ngay và đánh dấu đặc biệt vào những mẫu câu khó nhỏ này, hàng ngày giờ ra xem lại

- Khi đọc một câu mới, hãy đọc kỹ cả câu, xác định các thành phần câu để tìm ra kết cấu mẫu câu.

- Tự dịch một câu nào đó sang tiếng Việt ngày hôm sau dịch ngược câu đó sang tiếng Trung, so sánh kết quả nếu có lỗi sai thì đó là điểm cần phải chú ý.

- Bất chợt nghĩ đến điều gì định nói về vấn đề gì, hãy lấy giấy bút ra, viết bằng tiếng Việt, rồi viết bằng tiếng Trung, chỗ nào vướng mắc thì để trống, đừng vội hoàn thành câu đó, hãy tra từ điển, ghép câu và từ theo ý của bạn, đọc kỹ lại rồi sửa dần.

Học ngữ pháp không thể vừa mới học đã thạo ngay được. Cùng một ý nhưng có nhiều cách điện đạt. Hãy tìm cho mình cách diễn đạt đơn gian nhất bằng kết cấu câu đơn giản nhất.

Đối với những cấu phức, câu nhiều thành phần, hãy bình tĩnh phân tích các thành phần cấu để sắp xếp cách diễn đạt.

Ngữ pháp là nền tảng của ngôn ngữ.

Nắm vững ngữ pháp, bạn sẽ làm chủ được ngôn ngữ!

P/S: Khi nào nhớ được kinh nghiệm gì thêm mình sẽ bổ sung.

LDTTg