Chi tiết bài viết

Các bước học viết chữ Hán

Các bước học viết chữ Hán Quan điểm học đến chữ nào thì phân tích chữ và học bộ thủ đó là quan điểm phổ biến trên các group học tiếng Trung hiện nay, nhưng kèm với đó là vô số lời phàn nàn về việc khó nhớ chữ Hán, vậy nên bạn cứ học theo cách phổ biến đi, nếu thấy khó thì hãy thử học theo lời khuyên của mình.

Download 4 mẫu giấy kẻ ô tập viết chữ Hán.

Kinh nghiệm học viết và nhớ chữ Hán

Hướng dẫn cách tự học chữ phồn thể

Download bảng bộ thủ chuẩn

Hướng dẫn tra chữ Hán bằng từ điển giấy

Audio luyện nghe tiếng Trung

-----

 

Đặc biệt đối với những bạn tự học viết chữ Hán, yêu cầu đầu tiên là phải đủ kiên trì. Bạn đừng nghĩ mình là người lớn thì có thể “học tắt” nhé, học chữ hay học cái gì cũng nên học theo trình tự, sau khi nắm được cơ bản rồi, muốn tăng tốc với tốc độ bao nhiêu thì tùy thuộc vào năng lực của bạn.

 

Chữ Hán là loại chữ riêng của người Trung Quốc, ban đầu, khi chữ Hán xuất hiện, nó là những hình vẽ miêu tả lại những đồ vật, hiện tượng, hình dáng…. của vạn vật trong tầm mắt con người. Dần dần, chữ Hán biến đổi để phổ biến rộng rãi hơn trong xã hội. Cho đến nay, chữ Hán hiện đang được sử dụng đã định hình ổn định qua hàng nghìn năm. (***)

Hình từ Internet

 

Nếu chữ Latin có bảng chữ cái ABC, thì chữ Hán hình thành từ các bộ thủ. Bộ thủ được coi như những modul trong một chữ Hán, có chữ được ghép từ nhiều bộ, có chữ được ghép từ ít bộ. Điểm khác biệt lớn nhất giữa chữ Latin và chữ Hán là: Chữ Hán không có quy tắc ghép bộ, mà bắt buộc phải tự nhớ những bộ thủ có trong chữ Hán đó.

Vậy cái chữ nhìn đã thấy rối mắt như thế thì học viết thế nào?

 

Hãy coi bản thân như một em bé 6 tuổi bắt đầu vào học lớp một:

Bước 1: Làm quen với các nét: Cần nhận biết được các nét được sử dụng trong chữ Hán.

 

Bước 2: Học quy tắc viết: Tức là thứ tự viết các nét trong một chữ Hán, nét nào viết trước, nét nào viết sau. Ví như khi viết chữ O, quy tắc phổ thông nhất là đặt bút từ đỉnh chữ O và khoanh tròn từ trái sang phải.

 

 

Bước 3: Học bộ thủ: Trong bài TẠI SAO TÔI CỨ XUI HỌC BỘ THỦ mình đã nói kỹ rồi, nhưng thôi cứ nhắc lại ở đây: Chữ Hán được ghép từ các bộ thủ và các nét, có chữ thì ghép toàn bộ thủ, có chữ kết hợp giữa bộ thủ và nét.

 

Bước 4: Viết chữ Hán.

 

Lại nói đến các cháu lớp 1, học nét xong thì học đến chữ cái, sau đó mới học đến ghép vần và viết từng từ. Chữ Hán cũng tương tự, sau bước 1 và bước 2 thì sẽ học viết bộ thủ và cần phải nhớ bộ đó có mấy nét, thứ tự viết từng nét. Nghe thì có vẻ rắc rối, nhưng cứ học viết dần từ bộ ít nét thì cũng đâu đến nỗi, nhất là khi mình đã có video hướng dẫn viết từng bộ thủ ở đây.

 

Về quan điểm có nên học bộ thủ hay không, rất nhiều ý kiến khác nhau, riêng mình thì có lời khuyên là nên học để nắm được những gì cơ bản nhất của chữ Hán. Mọi con đường đều dẫn đến thành Rome, nhưng chọn con đường nào là quyết định của bạn.

 

Nói đến học 214 bộ thủ thì ngại, nhưng đó là những gì đơn giản nhất của chữ Hán, 214 bộ đáng gì so với 11.110 chữ theo cuốn Tân hoa tự điển (新华字典 – Một chữ gồm có một hoặc nhiều bộ thủ nhé), mà để đọc được báo chí, tin tức phổ thông, ít nhất bạn cần biết khoảng 5000 chữ, chưa kể còn phải học ngữ pháp.

 

Quan điểm học đến chữ nào thì phân tích chữ và học bộ thủ đó là quan điểm phổ biến trên các group học tiếng Trung hiện nay, nhưng kèm với đó là vô số lời phàn nàn về việc khó nhớ chữ Hán, cũng một phần là do các bộ giáo trình đều không nhắc đến việc học riêng bộ thủ, vậy nên bạn cứ học theo cách phổ biến đi, nếu thấy khó thì hãy thử học theo lời khuyên của mình.

 

Học viết bộ thủ đâu có mất nhiều thời gian, bỏ hẳn 10 ngày ra để học đi, chủ yếu ghi nhớ hình thù của một bộ thủ, để khi bạn nhìn vào một chữ Hán, bạn nhận ra được chữ đó gồm có những bộ nào. Nếu bạn đã từng học riêng cách viết từng bộ thủ thì việc viết một chữ Hán không còn là nỗi ám ảnh của người học nữa.

 

Viết chữ Hán trước tiên cần viết đúng và đủ nét, vì nếu thiếu một nét, đôi khi sẽ dẫn tới những sai lầm to lớn lắm. Ví dụ chữ 大 - Đại – nghĩa là to lớn khác chữ 太 – Thái – Trong từ thái giám chỉ một nét chấm thôi nha!

 

Chữ xấu hay đẹp xếp sau, chữ tui ngày xưa xấu thê thảm như thế này cơ mà, xem này!

 

Nếu bạn đã tập viết bộ thủy thì khi gặp những chữ có bộ thủy như, , , , , thì tự nhiên bạn đã viết được 1/2 chữ đó rồi á; Còn không thì, thỉnh thoảng mới gặp từ mới có bộ này, chưa thuộc chắc lại lọ mọ đi tra chữ....

Nếu bạn có thể tự điều chỉnh được nét bút sao cho cân đối như chữ in trong sách thì cứ cố gắng tập, còn nếu cảm thấy hơi khó viết bộ thủ và chữ cân đối thì tham khảo loại VỞ TẬP TÔ BỘ THỦ VÀ CHỮ HÁN của riêng website này nhé, TÔ lên chữ in mờ chắc sẽ dễ hơn đấy, liên hệ ngay với mình nhé: ĐT/Zalo/Wechat: 093.608.3856; E-mail: luyendichtiengtrung@gmail.com

 

(***) Mình nói ngoài lề chút:

(1) Tập viết chữ Hán bằng loại bút gì: Bút chì, bút bi, bút máy, nói không với bút lông nhé, bao giờ viết thành thạo tính sau.

 

(2) Sẽ nhiều bạn thấy học bộ thủ qua hình ảnh thú vị và dễ nhớ hơn, nhưng theo mình, cách này chỉ nên để tham khảo giải trí thôi, nên tập trung vào tập viết và nhớ bộ thủ.

 

(3) Có nên học ngay chữ phồn thể không?

- NO đừng vội – Bắt đầu học thì học chữ giản thể đi, khi nào thạo rồi thì hãy học thêm chữ phồn thể, vì chữ phồn thể chỉ chiếm một phần trong số chữ Hán thôi, không khó đâu, đầu trang có bài hướng dẫn tự học chữ phồn thể rồi.

 

Bạn tham khảo câu này nhé:

Chữ giản thể - 33 chữ/Chữ phồn thể in đậm chỉ có 12/33 chữ:

Giản thể: 本文是基于汉字部件识别自组织模型的汉字构形规则认知效应的模拟研究。

Phồn thể:本文是基於漢字部件別自組織模型的規則認知效的模研究。

Viết chữ Hán thực tế cũng không quá khó đâu, mọi người học được, Bạn cũng học được, cố gắng nhá!

 

LDTTg