Chi tiết bài viết

Mắc bệnh ung thư có nên vận động không?

Mắc bệnh ung thư có nên vận động không? Người mắc bệnh ung thư có thể vận động không và rèn luyện cơ thể như thế nào?

Mẫu tập viết bộ thủ tiếng Trung

Sổ tay tự học dịch tiếng Trung

Đơn vị tiền tệ các nước

Một số từ vựng về công cụ cầm tay

Bí ẩn về “Ngọn lửa vĩnh cửu” New York

-----

Người mắc bệnh ung thư có thể vận động không và rèn luyện cơ thể như thế nào?

Trước hết cần củng cố lòng tin và lòng dũng cảm đối với việc tập luyện. Có nhiều người bệnh cho rằng, mình đã mắc bệnh hiểm nghèo thì việc tập luyện còn có tác dụng gì? Nhưng đó là những nhận thức không đúng. Người mắc bệnh ung thư nên tham gia tập thể dục vì một số cách tập luyện còn có tác dụng rất tốt đối với loại bệnh này. Ví dụ như khi tham gia chạy, lượng dưỡng khí được cung cấp trong khi chạy cao gấp 8 lần lúc bình thường, ngoài ra các chất gây ung thư như Stronti, Beri trong cơ thể còn được đào thải ra ngoài qua mồ hôi và nâng cao khả năng tạo bạch cầu. 

Căn cứ vào tình hình cụ thể của từng loại bệnh để lựa chọn phương thức vận động phù hợp như đi bộ, chạy bộ, thái cực quyền, bơi lội... Những hình thức này có thể nâng cao thể lực và tinh thần cho người bệnh mà không bị quá sức. Các bệnh nhân ung thư, sau một đợt chữa trị tổng hợp, sức khỏe giảm sút nên cần tránh các động tác có tốc độ nhanh hoặc sự vận động có sự thay đổi mạnh như chạy, thực hiện động tác trồng cây chuối, nhào lộn... những hoạt động ấy quá kích thích đối với người bệnh, chỉ một chút không trấn tĩnh được sẽ rất dễ xảy ra sự cố.

TỔNG HỢP LINK KINH NGHIỆM, MẪU BIỂU VÀ HƯỚNG DẪN VỀ TIẾNG TRUNG

Sau khi tập luyện, nếu cảm thấy cơ thể nóng, ra mồ hôi, trong người nhẹ nhõm, dễ chịu, ăn ngủ tốt chứng tỏ đó là sự vận động thích hợp. Nếu có kết quả ngược lại thì nên điều chỉnh sự vận động để cơ thể ở trạng thái dễ chịu nhất mới có lợi cho sự phục hồi. (LDTTg dịch)

Nguồn: Báo Phụ Nữ Việt Nam số 43(2131)

           Ngày 22-10-2001