Chi tiết bài viết

Đường chân trời đã mất - Chương 7-2

Đường chân trời đã mất - Chương 7-2 Conway trả lời rằng cậu cũng chỉ biết chút ít. Cậu biết rằng theo lệ thì việc chuyển hướng câu chuyện như thế này sẽ kéo dài cho đến khi uống hết bát trà, nhưng cậu không hề cảm thấy có chút phiền phức nào, bởi vì cậu rất hy vọng được nghe kể về lịch sử của Shangrila.

chuong 7-2 photo Chuong7-2_zps7a4f6b22.jpg

Conway trả lời rằng cậu cũng chỉ biết chút ít. Cậu biết rằng theo lệ thì việc chuyển hướng câu chuyện như thế này sẽ kéo dài cho đến khi uống hết bát trà, nhưng cậu không hề cảm thấy có chút phiền phức nào, bởi vì cậu rất hy vọng được nghe kể về lịch sử của Shangrila. Quả thật, vị Đại Lạt Ma này có đủ những đặc điểm về sự chậm rãi của Cố Khải Chi.

Rồi sau một dấu tay bí ẩn, người phục vụ đó lại nhẹ nhàng bước vào thu dọn đồ uống trà, và nhẹ nhàng lui ra. Lúc này, vị Đại Lạt Ma của Shangrila mới bắt đầu câu chuyện:

“Ngài Conway kính mến, Ngài đã không lạ gì về lịch sử của dân tộc Tạng. Nghe ông Trương kể, những ngày gần đây Ngài đã hết sức tận dụng phòng đọc sách của chúng tôi, chắc hẳn Ngài đã nghiên cứu về những ghi chép lịch sử tuy không hoàn chỉnh nhưng rất lạ về vùng đất này. Ngài biết đấy, Cảnh giáo (Nestorian Christianity) được lưu truyền rộng rãi ở toàn bộ châu Á trong thời Trung cổ, cho dù một thời gian rất dài sau khi nó suy thoái nhưng sức ảnh hưởng của nó vẫn tiếp tục kéo dài. Dưới sự thúc đẩy và xúc tiến của các giáo sĩ truyền giáo thuộc Hội Jesuit, một phong trào phục hưng Ki-tô giáo đã được khởi nguồn từ Roma vào thế kỷ 17, tôi dám nói rằng, những kinh qua của các nhân vật anh hùng như trong sử thi này nếu đọc lên sẽ thú vị hơn nhiều so với các câu chuyện của St. Paul. Gradually. Giáo hội dần dần cũng tìm được vùng đất dừng chân rộng rãi, điều đáng nhắc đến ở đây là giáo hội Cơ đốc giáo đã dừng chân ở Lasa tới 38 năm, sự thật này cho tới nay cũng không nhiều người châu Âu biết đến. Nhưng tôn giáo này được truyền vào Bắc Kinh từ năm 1719 chứ không phải từ Lasa, lúc đó bốn vị thầy tu dòng Capuchin đã lần đầu tiên phát động hoạt động tìm kiếm những tín đồ Cảnh giáo còn may mắn sống sót ở vùng biên ải xa xôi.

“Họ đi về hướng Tây Nam trong vài tháng trời, cho đến tận vùng Lan Châu và hồ Thanh Hải, những gian nan hiểm trở trên đường đi Ngài có tưởng tượng cũng không ra. Trên đường đã có ba người thiệt mạng, còn người thứ tư thì cũng thập tử nhất sinh, đó là vì ông ta không cẩn thận bị vấp chân, và đã bị rơi xuống một khe đá hẹp, khe đá này cho đến nay vẫn là con đường duy nhất xuyên qua thung lũng Lam Nguyệt. Chính ở nơi đó, ông đã mừng rỡ phát hiện ra một nhóm người thân thiện và có cuộc sống sung túc, họ đã cố gắng thể hiện truyền thống mà tôi cho rằng cổ nhất trong thung lũng – nhiệt tình khoản đãi những người khách lạ. Ông đã nhanh chóng phục hồi sức khỏe và bắt đầu giảng kinh truyền giáo. Người trong thung lũng vốn là giáo đồ của đạo Phật, nhưng đều rất sẵn lòng nghe ông giảng đạo, do đó ông đã có được những thành công rất lớn. Lúc đó trên một ngọn núi có một ngôi chùa Lạt Ma cổ kính, nhưng hình dáng và giáo nghĩa thì đã bị suy tàn, theo đà được hưởng ứng ngày càng nhiều, ông bắt đầu có suy nghĩ xây dựng một Đạo viện Cơ đốc giáo ở vùng đất quý báu này. Dưới sự giám sát của ông, công trình kiến trúc cổ kính đó đã được tu sửa và xây dựng lại với quy mô to lớn hơn, bản thân ông bắt đầu sống ở đó từ năm 1734, năm đó ông 53 tuổi.

“Bây giờ để tôi cho Ngài biết thêm những câu chuyện về ông. Ông tên là Perrault sinh ở Luxembourger. Trước khi bước vào sự nghiệp truyền giáo ở vùng viễn đông, ông đã từng học ở Đại học Paris, Đại học Bologna và vài trường Đại học khác, có thể gọi ông là một vị học giả. Những ghi chép về thuở nhỏ của ông không nhiều, nhưng cho dù thế nào thì cuộc đời vị học giả này cũng không đủ ly kỳ bằng những lời nói, nghề nghiệp và tuổi tác của ông. Ông rất yêu âm nhạc và nghệ thuật, có khả năng học ngoại ngữ đặc biệt, trước khi xác định nghề nghiệp của bản thân, ông đã thưởng thức hết mọi thú vui phàm tục trên thế gian. Thời thanh niên của ông, ở Malplaquet đang xảy ra cuộc chiến tranh lịch sử, do đó ông đã có sự trải nghiệm thiết thực đối với nỗi sợ hãi tàn khốc về chiến tranh và sự xâm lược. Ông là một người cao to lực lưỡng; mấy năm đầu khi mới đến thung lũng và lao động bằng đôi tay của mình giống như những người khác, tự trồng vườn rau của mình, một mặt giảng đạo cho những cư dân trong thung lũng, mặt khác cũng  dạy cho họ những gì mình đã học được. Ông đã phát hiện ra mấy mỏ vàng trong thung lũng, nhưng chúng không có nhiều sức hấp dẫn đối với ông; điều làm ông say mê lại là các loại dược thảo và thực vật ở đó. Ông khiêm kính ôn hòa chứ không cố chấp đối với mọi người, tuy không tán thành chế độ đa thê, nhưng ông cũng không đả kích sự thiên vị đối với thứ quả tangatse rất phổ biến ở đây, người địa phương nói rằng thứ quả này có hiệu quả chữa bệnh kỳ diệu, thực ra nguyên nhân chính mà thứ quả đó được yêu thích là có thể làm cho người ta nghiện. Trên thực tế, bản thân Perrault ít nhiều cũng bị phụ thuộc vào loại quả này. Ông đã tiếp nhận mọi điều về cuộc sống ở đây bằng tấm lòng bao dung, ông cảm thấy ở đây không chỉ vô hại mà còn rất thoải mái, coi như sự báo đáp, ông cũng đã truyền lại cho nơi đây tất cả tài sản tinh thần ông có được ở phương Tây. Ông cũng không phải là nhà sư khổ hạnh, ông hiểu cách thưởng thức những gì tốt đẹp trên thế gian, ngoài cuốn sổ tay Cơ đốc giáo ra, ông còn truyền dạy cho những người quy y những kỹ thuật nấu nướng mà ông quen thuộc. Tôi muốn Ngài có ấn tượng về ông là con người rất nghiêm túc, bận rộn, học thức uyên thâm, thuần phác nhiệt tình, giữ đúng chức năng linh mục của mình, ông không nề hà khoác lên bộ trang phục của người thợ xây, đích thân tham gia vào công trình xây dựng Tu viện Cơ đốc giáo. Đương nhiên, nhiệm vụ này rất vất vả, cũng chỉ ông mới có đủ niềm tin kiên định và nhiệt tình để thực hiện. Tôi nói rằng ông có sự nhiệt tình là vì công trình này ngay từ đầu đã là một ý tưởng cao quý – nó xuất phát từ sự nhiệt tình của niềm tin kiên định thúc đẩy ông quyết tâm, nếu Thích Ca Mâu Ni có thể khích lệ mọi người xây dựng vũ trụ ở vùng ven Shangrila, vậy thì Cơ đốc cũng có thể làm như vậy.

“Nhưng theo sự chuyển biến của thời gian, ý tưởng cao quý đó cũng dần nhường chỗ cho những ý tưởng ngày càng thực tế hơn và cũng là những việc rất tự nhiên. Cuối cùng, lòng hiếu thắng thuộc về tinh thần của những người trẻ tuổi, còn Perrault đợi đến lúc tu viện của ông hoàn thành thì cũng đã mất nhiều năm. Ngài cũng nên biết, nói một cách nghiêm túc, ông không phải là người thực hiện theo giáo điều; đương nhiên, là người chủ trì tu viện Cơ đốc giáo, sự tự do tự tại thoát khỏi những áp chế thông thường cũng chỉ có thể đo được bằng thời gian, chứ không thể dùng để tính toán về năng lực. Nhưng dân làng và các tăng lữ trong thung lũng lại vô ưu vô lo. Họ yêu quý ông, nghe theo ông. Năm này qua năm khác, họ ngày càng sùng bái ông. Những lúc rỗi rãi, ông báo cáo với Giáo chủ ở Bắc Kinh theo thói quen của mình, nhưng thư từ luôn không thể đến nơi đúng hạn được, cũng chỉ có thể suy đoán là do sự đe dọa của hành trình gây nguy hiểm đến người đưa thư. Perrault ngày càng không muốn họ mạo hiểm tính mạng của mình, vì thế sau này trong khoảng nửa thế kỷ, ông hoàn toàn hủy bỏ sự liên hệ với Giáo chủ. Nhưng những bức thư gửi trước đó chắc chắn được gửi đến nơi, và do đó đã gây nên sự nghi ngờ đối với những hoạt động của ông, vì năm 1769 đã từng có một người xa lạ mang đến một bức thư từ 12 năm trước, trong thư kêu gọi Perrault đến Rome để truyền bá Phúc âm.

Bản dịch riêng cho www.luyendichtiengtrung.com

                                                     

LỚP LUYỆN DỊCH VĂN BẢN liên tục nhận học viên bạn nhé!