Chi tiết bài viết

CÔ-PHI AN-NAN – “NGƯỜI CON CỦA CHÂU PHI”

CÔ-PHI AN-NAN – “NGƯỜI CON CỦA CHÂU PHI” Nước Mỹ ngày 9-10-2006, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (HĐBALHQ) bỏ phiếu bầu chọn ông Ban-ki-mun làm Tổng thư ký mới cho LHQ. Đó cũng là thời điểm kết thúc nhiệm kỳ của vị cựu TTK trong suốt 10 năm - ông Cô-phi An-nan.

 photo Kofi_zpsc12fc0a7.jpg

Nước Mỹ ngày 9-10-2006, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (HĐBALHQ) bỏ phiếu bầu chọn ông Ban-ki-mun làm Tổng thư ký mới cho LHQ. Đó cũng là thời điểm kết thúc nhiệm kỳ của vị cựu TTK trong suốt 10 năm - ông Cô-phi An-nan.

10 năm đứng đầu LHQ của ông An-nan cũng là 10 năm có nhiều sự biến động sâu sắc nhất trên toàn thế giới, và cũng là giai đoạn nhiều thăng trầm nhất trong sự nghiệp chính trị của ông. Người ủng hộ ông thì cho rằng: vị TTK người Gana ôn hoà này đã làm nổi bật được vai trò của TTK và đã trở thành “Nhà ngoại giao đứng đầu thế giới”; giới phê bình thì chỉ trích: dưới sự lãnh đạo của ông, LHQ đã gặp phải rất nhiều rắc rối, uy tín ngày càng suy giảm, nên họ đã gọi ông với cái tên “Nhà quản lý kém nhất thế giới”; còn các nhà trung lập, theo họ thì TTK LHQ nghe thì giống như “Tổng thống của thế giới”, nhưng ông ta không có đất đai, không có quân binh, và cũng không có cả thực quyền, 10 năm của An-nan không hề dễ dàng gì!

Việc làm TTK LHQ của ông An-nan hoàn toàn ngẫu nhiên. Cuối năm 1996, ông Ga-li người Ai Cập đang đầy hy vọng được làm tiếp một nhiệm kỳ nữa, vì ông ta không hề có đối thủ cạnh tranh. Nhưng trong HĐBA, ngoài Mỹ ra, các nước khác đều ủng hộ cho ông ta. Mỹ kiên quyết phải thay bằng được vị TTK “không chịu nghe lời này”, nhưng người có cá tính mạnh mẽ như ông Ga-li vẫn kiên trì theo đuổi một nhiệm kỳ nữa, đã sắp đến cuối năm mà sự việc vẫn chưa thể quyết định. Mấy ngày hôm đó, trong hành lang của toàn nhà LHQ luôn đầy ắp các vị ký giả, HĐBA liên tục bỏ phiếu, kết quả mà các vị đại sứ thông báo cho ký giả vẫn là “ống khói chưa có khói” (giống như việc thông báo bằng khói trong cuộc bầu chọn Giáo hoàng ở Vatican). Mỹ liên tục sử dụng quyền phủ quyết, Ga-li không chịu rút lui, và cuối cùng Phó TTK – An-nan đã bước lên vị trí đang thu hút sự chú ý của cả thế giới.

Trước đó, không ai có thể nghĩ rằng vị trí này sẽ dành cho An-nan. Các ký giả đã từng tham gia các cuộc họp báo của vị Phó TTK đều rất lấy làm lạ, một người phụ trách việc gìn giữ hoà bình, thường xuyên ra vào những nơi chiến sự làm sao có thể giữ được sự ôn hoà và nói năng khúc chiết được? Người Mỹ lại nhằm vào sự ôn hoà của An-nam, và cho rằng ông ta không có tiền đồ chính trị nên có thể sẽ “nghe lời” hơn, và vì ông còn là tinh hoa của Đại học Massachusetts danh tiếng. Nhưng lúc đó, dư luận quốc tế không đánh giá cao về An-nan, họ cho rằng ông An-nan chỉ là một nhân viên công vụ quốc tế cao cấp chứ không phải là một nhà chính trị, nhiều lắm cũng chỉ gánh vác công việc được 5 năm như người anh em châu Phi Ga-li. Ông An-nan sẽ làm việc như thế nào, chưa ai biết trước được.

 

Bài học dịch Việt-Trung; Trung-Việt có phân tích câu

chi tiết và hướng dẫn cách dịch tại hocdichtiengtrung.com

 

Sau khi nhậm chức, mọi bộ phận vẫn làm việc bình thường. Ông không vội vàng đưa ra các kế hoạch lớn lao, cũng không mở ngay một cuộc họp thượng đỉnh của LHQ như ông Ga-li. Nhưng các phóng viên đã dần cảm nhận được sự thuần khiết châu Phi đậm đặc khoác trên người ông. Phát ngôn của ông không ngừng tách rời hai từ “phát triển” và “châu Phi”. Ông không ngừng hô hào các nước phát triển tăng viện trợ cho châu Phi, giảm gánh nặng nợ nần; ông đưa ra bản “Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ” trong cuộc họp thượng đỉnh nhân dịp thế giới bước sang thế kỷ mới; để giải quyết căn bệnh AIDS – trở ngại chính trong sự phát triển của châu Phi, ông đã gặp mặt các ông chủ của các hãng dược phẩm lớn của Mỹ, đề nghị họ giảm giá thuốc. Trong thời gian giữ chức TTK, ông đã có nhiều cuộc công du đến châu Phi. Qua các chuyến đi đó, ông đã để lại những ấn tượng đẹp trong con mắt các phóng viên khi mặc chiếc áo sơ-mi bình thường, ngồi trên đất như những người nông dân địa phương, ra dấu tay để nói chuyện với họ. Cùng một sắc mặt, cùng một màu da, ông xứng đáng với cái tên mà bạn bè đã đặt cho - “Người con của châu Phi”.

Cho dù có người cho rằng, trong thời gian tại vị của ông An-nan, các vùng của châu Phi không ngừng gặp khó khăn mà Công-gô và Su-đăng là những ví dụ. Nhưng trong con mắt người châu Phi, nhất là những người nông dân, ông An-nan vẫn rất hoàn hảo và được mọi người kính trọng. Người dân châu Phi nói rằng, việc ra đi của ông An-nan làm cho châu Phi mất đi một người “biết lắng nghe”, “chúng tôi sẽ nhớ đến ông ấy”, “Bố! Bố!” – những người Ga-na đã gần như điên cuồng khi gọi tên ông, ông An-nan đã để lại một LHQ lớn mạnh hơn nhiều so với khi ông mới nhậm chức.

Chiến tranh lạnh kết thúc làm bùng phát rất nhiều điểm xung đột nóng trên thế giới, trách nhiệm phải dập tắt những ngọn lửa đó dồn vào LHQ. Đó là 10 năm vô cùng vất vả của những người đi gìn giữ hoà bình với số lượng người tham gia cao nhất trong lịch sử. Ông An-nan cũng trở thành vị TTK có nhiều chuyến công du nước ngoài nhiều nhất với lịch trình gần như hàng tháng.

 photo Kofi-1_zpsa64cb24b.jpg

Đồng nghiệp của ông – những nhân viên gìn giữ hoà bình của LHQ kể rằng: cho dù thời tiết khắc nghiệt đến đâu, đường xa nguy hiểm đến đâu, dù họng súng của các tay súng bắn lén gần đến mấy, ông cũng không chút sợ hãi. Để tranh thủ được nhiều hơn sự cung cấp thuốc men và lương thực, ông không ngại dấn thân vào những nơi nguy hiểm. Cho đến ngày nay, người ta vẫn nhắc đến sự kiện năm 1999, khi ông An-nan đích thân đến Kosovo để tiến hành hoà giải. Lúc đó, ông An-nan đứng trên ban-công của toà nhà, một quả bom nổ cách đó không xa, nhưng ông vẫn bình tĩnh đứng đó trao đổi bằng điện thoại với lãnh đạo các nước trong hai giờ liền mà trên mình chỉ mặc chiếc áo chống đạn mong manh. Người ta nhìn thấy một con người có vẻ bề ngoài rất ôn hoà nhưng ẩn dấu một sức mạnh vô cùng lớn lao. Eckhard - người phát ngôn trước đây của ông An-nan cho biết ông ta chưa nghe thấy ông An-nan to tiếng bao giờ, câu nói mạnh mẽ nhất của ông cũng chỉ là: “Ôi, Chúa ơi!”. Câu trả lời của ông An-nan cho việc này là: “Tôi ăn nói nhẹ nhàng, nên rất nhiều người coi thường, thực ra, tôi là người rất kiên cường và dứt khoát”.

Năm 2001, LHQ và ông An-nan được trao giải Nô-ben vì hoà bình, trong số các TTK LHQ, ông là người đầu tiên nhận được giải thưởng danh giá này khi đang tại vị. Ngày công bố giải thưởng, ở Niu-oóc đang là sáng sớm, đến khi mọi người đi làm lúc 9 giờ sáng, mọi nhân viên làm việc tại LHQ đều tự động tập trung ở đại sảnh tầng một của toà nhà, và vỗ tay chúc mừng khi ông An-nan xuất hiện. Khuôn mặt ông nở một nụ cười sán lạn chưa từng thấy. Tuy nhiên, với sự kiện lớn này, LHQ không hề tổ chức một buổi lễ long trọng nào, không có những nghi thức rườm ra, ông An-nan chỉ phát biểu vài câu ngắn gọn rồi mọi người trở lại với công việc của mình.

Có người còn nói rằng, kẻ địch lớn nhất của ông An-nan là “nước Mỹ”. Người Mỹ luôn cho rằng ông An-nan là do họ chọn ra, nên ông phải có trách nhiệm “trả ơn” đối với họ. Nhưng mỗi khi “đại quốc” này khoa chân múa tay, thì chính sách của ông là “rửa tai lắng nghe”, nhưng cuối cùng ông vẫn làm theo cách của riêng mình.

Hồi còn nhỏ, bố mẹ ông An-nan có dạy ông rằng: “Có một việc mà cả đời con không thể làm, đó là khom lưng quỳ gối”. Câu nói đó đã ảnh hưởng đến phẩm cách  cả đời của ông. Khi Chính phủ của Bush hùng hổ doạ người bằng chính sách đơn phương, ông An-nan không hề “gió chiều nào che chiều đấy”. Năm 2003, Mỹ tự phát động cuộc chiến I-rắc mà bỏ qua HĐBA, làm cho ông An-nan phải rất vất vả để giải quyết vấn đề bằng giải pháp hoà bình. Ông An-nan đã công khai đứng lên, phê phán việc dùng vũ lực không hợp pháp của Mỹ. Với cương vị là TTK, để có được hành động này cần phải có dũng khí lớn biết chừng nào!

 photo KofiAnnan_zps7a1137d5.jpg

Cuối cùng, ông cũng đã rời khỏi vị trí, chia tay với cuộc sống bận rộn, bôn ba và căn phòng làm việc giản dị ở tầng 38 của toà nhà LHQ. Là một TTK quản lý gần 3 vạn nhân viên, công việc hàng ngày của ông An-nan rất bận rộn. Ông gần như tham gia mọi cuộc họp công khai của HĐBA, và cũng tham gia rất nhiều cuộc họp quan trọng khác. Hàng ngày ông còn có thời gian biểu cho các cuộc gặp mặt với nhà lãnh đạo và đại sứ các nước, ngoài ra ông còn phải xử lý rất nhiều văn kiện và các cuộc họp nội bộ, công việc của ông bận rộn không kém bất kỳ nhà lãnh đạo quốc gia nào.

Ngày 19-9-2006, ngày ông An-nan đọc diễn văn từ biệt, chuẩn bị cho ngày chấm dứt nhiệm kỳ hai của ông. Hôm đó, lịch làm việc của ông có 13 cuộc họp và gặp mặt, nhưng điều quan trọng hơn cả là ông có bài phát biểu từ biệt trong cuộc họp của Đại hội đồng. Khi bài phát biểu đã đến hồi kết thúc, ông An-nan nói: “Chúng ta đã cùng nhau đẩy một số hòn đá lớn lên đỉnh núi, cho dù có một số đã tuột khỏi tay chúng ta lăn xuống chân núi”, “Tôi giao lại vị trí của mình cho người khác, hy vọng chúng ta có thể cùng có một tương tai tốt đẹp”. Bài phát biểu kết thúc, toàn thể hội trường đã đứng lên và vỗ tay không ngớt để thể hiện sự kính trọng chân thành đối với ông.

Nguồn: Tạp chí Truyền hình (Số 08, 26/02/2009)

LỚP LUYỆN DỊCH VĂN BẢN liên tục nhận học viên bạn nhé!