Chi tiết bài viết

Bệnh bại huyết ở trẻ sơ sinh

Bệnh bại huyết ở trẻ sơ sinh Khi sinh, do bị vỡ nhau, nước ối bị nhiễm khuẩn, quá trình sinh kéo dài, dụng cụ không sát trùng... đều tăng khả năng bị truyền nhiễm gây bệnh.

Cuộc đời vị cách cách cuối cùng của Trung Quốc

Chia sẻ vài cách tra từ khó

Tên thủ đô các nước bằng tiếng Trung

Công thức nấu ăn

VIDEO LUYỆN PHÁT ÂM TIẾNG TRUNG CHUẨN

-----

Nguyên nhân: Bệnh bại huyết ở trẻ sơ sinh là loại bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do vi trùng xâm nhập vào tuần hoàn máu, sinh sôi nảy nở và sản sinh ra độc tố. Tỷ lệ phát bệnh và tử vong tương đối cao, nhưng nếu kịp thời chữa trị kháng nhiễm trùng thì vẫn có thể chữa khỏi.

Triệu chứng: Các biểu hiện của trẻ sau khi bị mắc bệnh là: vàng da vàng mắt, nhiệt độ cơ thể không ổn định, sốt nhiều lần, thường nôn, chán ăn, đau bụng đi ngoài, khóc, thậm chí còn bị lịm đi. Trẻ mới sinh ra da xám, cơ thể yếu, tiếng khóc nhỏ, phản xạ kém.

Tại sao trẻ sơ sinh dễ mắc bệnh bại huyết

-   Da và niêm mạc của trẻ mới sinh còn non nớt nên dễ bị phá hủy. Rốn chưa khô là cửa ngõ cho vi khuẩn xâm nhập. Điều chủ yếu hơn là trẻ mới sinh miễn dịch kém, khó hạn chế sự nhiễm trùng, sau khi vi khuẩn xâm nhập qua da vào tuần hoàn máu sẽ rất dễ lan ra toàn thân gây nên bệnh bại huyết.

-   Khi người mẹ bị nhiễm trùng, một số vi khuẩn và độc tố có thể nhiễm vào thai nhi qua nhau thai, nên trẻ sinh ra sau 48h sẽ phát bệnh.

-   Khi sinh, do bị vỡ nhau, nước ối bị nhiễm khuẩn, quá trình sinh kéo dài, dụng cụ không sát trùng... đều tăng khả năng bị truyền nhiễm gây bệnh.

-   Khả năng phản ứng của trẻ sơ sinh kém, khi một bộ phận nào đó trong cơ thể bị nhiễm trùng mà chưa kịp phát hiện như viêm rốn, viêm họng, nốt bỏng rạ, rôm có mủ, viêm mi mắt... đều có thể trở thành ổ bệnh, nếu không kịp thời phát hiện sẽ phát triển thành bệnh bại huyết.

Đề phòng: Phòng bệnh bại huyết cho trẻ sơ sinh chủ yếu từ khi còn mang thai, tích cực phòng chống nhiễm trùng khi mang thai. Trong quá trình sinh phải nghiêm túc thực hiện các thao tác vô trùng đối với môi trường, thiết bị cấp cứu... Đặc biệt chú ý bảo vệ da và niêm mạc cho trẻ sơ sinh tránh bị thương hoặc nhiễm trùng, nếu cần thiết phải cách ly. Khi chăm sóc trẻ cần quan sát kỹ các biểu hiện khác thường khi trẻ ăn, ngủ, hoạt động. Phát hiện sớm ổ bệnh khi còn ở mức độ nhẹ để kịp thời xử lý tránh để nhiễm trùng lây lan. (LDTTg dịch)

Nguồn: Báo Phụ nữ Việt Nam, số 83 (2285)

             Ngày 25-9-2003